Thứ Sáu, 2 tháng 9, 2011

Vài lưu ý về sử dụng hình nền

Kết quả thống kê từ công cụ tìm kiếm cho thấy nhiều bạn đọc quan tâm đến hình nền cho blog của mình. Vì vậy tôi quyết định viết thêm một số bài liên quan đến sử dụng hình nền. Ở bài viết này, chúng ta sẽ lưu ý một số điều về việc sử dụng hình nền.

Kích thước của hình nền thiết kế

Một blog đẹp hẳn phải có một hình nền đẹp, kết hợp màu sắc, kiểu chữ cộng với cách bố trí giao diện hợp lý. Muốn có một hình nền theo phong cách “không đụng hàng” bạn phải tự thiết kế cho mình. Các chương trình xử lý đồ họa như Adobe Photoshop, Google Picasa,… giúp bạn thực hiện việc này. Vậy kích thước cho hình nền bao nhiêu?

Kích thước ngang của blog
Đăng nhập vào blogger.com, chọn layout ->Edit HTML (Trên Template) và kéo thanh trượt để tìm outer-wrapper.

/* Outer-Wrapper
----------------------------------------------- */
#outer-wrapper {
width: 883px;
margin:0 auto;
padding:10px;
text-align:left;
font: $bodyfont;
}

Đây là kích thước chiều ngang (width) của blog, đơn vị tính px (pixel). Chiều dọc không bị giới hạn. Tất cả theo mặc định. Tất nhiên không ai cấm bạn thay đổi. Phụ thuộc vào cách trình bày và giao diện theo template, bạn có thể thay đổi width cho template 2 cột bằng 800, hay 1024 cho 3 cột trở lên.

Để hình nền hiển thị, bạn phải chèn đoạn mã hướng dẫn bên dưới vào vị trí bên dưới.

background-image:url(http://www.vidu.com/hinh.jpg);

Vị trí chèn:

/* Use this with templates/template-twocol.html */

body {
background:$bgcolor;
margin:0;
background:#ffffff;
background-image:url(
http://www.vidu.com/hinh.jpg);
color:$textcolor;
font: x-small "Trebuchet MS", Trebuchet, Verdana, Sans-serif;
font-size/* */:/**/small;
font-size: /**/small;
text-align: center;
}

Hãy thay http://www.vidu.com/hinh.jpg (liên kết đến hình nền của bạn), như: http://i198.photobucket.com/albums/aa172/giangdaytructuyen/thuthuatchoblogger/ttcbloggerbg1.jpg


Theo tôi, một trong ba cách dùng hình nền như sau có thể được sử dụng.

Cách 1. Dùng các ảnh có kích thước màn hình chuẩn (ngang x dọc) như: 800 x 600, 1024 x 768, …Hình nền sẽ bao phủ toàn bộ blog. Và đoạn mã sau dành cho cách này:

background-image: url(http://www.vidu.com/hinh.jpg);
background-repeat: no-repeat;
background-attachment:fixed;
background-position:center center;


Giải thích:
background-repeat: no-repeat; (hình nền bao phủ hết trang nên chúng ta không cần để nó lặp lại) background-attachment:fixed; (cố định hình nền ở một vị trí nhất định)
background-position:center center;(canh giữa ngang và dọc cho trang)


Cách 2. Hình nền có kích thước không theo màn hình chuẩn.

Trường hợp 1: Bạn sử dụng ảnh có width bằng kích thước ngang của màn hình chuẩn, ví dụ: 1024, 800,…
Và đoạn mã này phù hợp cho bạn:

background-image: url(http://www.vidu.com/hinh.jpg);
background-repeat: repeat-y;
background-position:center center;


Giải thích:
background-repeat: repeat-y; (hình nền lặp lại theo chiều dọc phủ đầy trang)
background-position:center center;(canh giữa ngang và dọc cho trang)

Trường hợp 2: Bạn sử dụng ảnh có width không bằng kích thước ngang của màn hình chuẩn. Và đoạn mã này phù hợp cho bạn:


background-image: url(http://www.vidu.com/hinh.jpg);
background-position:center center;


Giải thích:
background-position:center center;(canh giữa ngang và dọc cho trang)
Hình ảnh sẽ lặp phủ đầy trang, theo mặc định.

Trường hợp 3. Tối ưu trường hợp 2, ảnh nền của bạn dùng có kích thước dài rộng bằng nhau. Hãy tưởng tượng những viên gạch lót nền có hoa văn giống nhau và gắn kết với nhau hoàn chỉnh bộ nền nhà. Bạn chỉ cần là một viên gạch để làm hình nền, viên gạch này sẽ lặp lại và bao phủ hết màn hình. Ví dụ: 20x20, 50 x 50, …Đoạn mã tương tự như trên.

Bài viết sau tôi sẽ hướng dẫn dùng hình nền cho từng thành phần riêng rẻ, và bài viết tiếp đó hướng dẫn hình nền cong góc của mỗi thành phần. Mời bạn đón đọc.

Chúc một tuần học tập và làm việc hiệu quả!



http://www.thuthuatblog.com/2007/08/vi-lu-v-s-dng-hnh-nn.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét