Thứ Bảy, 3 tháng 9, 2011

Bước Một Tiếp Thị Tiệm Nails

Lần trước tôi nói tiếp thị tiệm hay marketing tiệm nails là gì? Và tầm quan trọng của nó trong thương trường, nhất là một thương trường đầy cạnh tranh như nghề nails.
Hôm nay tôi sẽ nói tiếp về tiếp thị tiệm nails, và tư tưởng bạn cần phải có để làm tiếp thị.
Tư tưởng là yếu tố quan trọng nhất để đạt đến sự thành công của một người.


  • Obama, tổng thống đương nhiệm của Mỹ, đã nảy sinh ra tư tưởng ông sẽ tranh cử tổng thống lúc còn ngồi trong ghế nhà trường, và nhờ thế ông đã đóng của phòng để mài rèn kinh sử để ông có thể trở thành tổng thống của ngày hôm nay.

  • Anh em nhà Wright đã nảy sinh ra tư tưởng con người có thể bay, và nhờ đó họ đã sáng chế được chiếc máy bay đầu tiên, dù chiếc máy bay đầu tiên của họ sáng chế chỉ bay được 120 feet, trong 12 giây nhưng đã làm thay đổi cả thế giới đến ngày hôm nay.

Có thể nói mọi thành đạt của con người đều phát xuất từ tư tưởng, bởi thế nên việc đầu tiên phải sẽ làm để thành công tiếp thị tiệm nails thì nó cũng phải phát xuất từ tư tưởng của bạn.
Tiep thi tiem nailsVà đây là bài học một của tiếp thị tiệm nails: Cảm giác giá trị
Tôi xin bắt đầu bằng một câu chuyện của đời tôi và tôi tin có một số bạn đã nghe qua, đã chứng kiến câu chuyện tương tự.
Lúc tôi sang Mỹ chưa được bao lâu, tiếng Anh tiếng u thì không rành, nói chữ được chữ mất, dùng động từ “To Quơ” là chủ yếu. Công việc làm thì lúc nào cũng là công nhân hạng bét, tiền lương thì chỉ ba cọc ba đồng làm được “pay check” nào là bay “pay check” đó. Cho nên tôi luôn nghĩ cách làm sao để kiếm thêm tiền.
Bỗng một hôm đẹp trời, tôi nhận được một lá thư của một người không quen biết gởi cho tôi và nói rằng họ có thể dạy cho tôi cách làm sao để kiếm được $1,000 mỗi tuần mà tôi chỉ làm một hai tiếng đồng hồ mỗi tuần, không cần có khả năng Anh Ngữ và không cần bằng cấp gì cả.
Để được họ dạy làm sao làm được điều đó, tôi chỉ cần viết một phong bì dán tem, gởi đến họ và đính kèm trong đó $1 thì họ sẽ gởi cho tôi tài liệu làm sao để kiếm được $1,000 mỗi tuần.
Đọc thấy hấp dẫn quá, nên tôi đã bỏ ngay một đô vào phong bì và gởi đi như đã được dặn.
Hai tuần sau, tôi nhận lại được tài liệu hướng dẫn của họ. Lá thư đó dạy tôi hãy làm như họ, là gởi lá thư họ đã gởi cho tôi đến 10,000  người khác nhau, trong số 10,000 người đó sẽ có 1000 người sẽ gởi lại cho tôi $1.
Tôi đã không gởi lá thư đó đến cho bất cứ một người nào và đương nhiên $1,000 mỗi tuần đầy hứa hẹn đó tôi không bao giờ có. (Tôi sẽ kể tại sao tôi đã không gởi thư đi vào dịp khác) Nhưng một Đô La tôi đã gởi đi, đã dạy cho tôi được một bài học. Bài học đó là bài học đầu tiên của Marketing: “Cảm giác giá trị”
Nếu bạn muốn thiên hạ đưa tiền cho bạn thì bạn phải cho thiên hạ cái gì đó mà họ cảm giác giá trị. Tôi lập lại là “Cảm giác giá trị”
Trở về với tiệm nails của bạn. Bạn đã làm gì, hoặc sẽ làm gì để khách hàng của bạn cảm thấy giá trị về công việc của bạn làm cho họ?
Trước hết bạn phải tạo nên một sản phẩm mà khách hàng cảm thấy giá trị. Tôi đã lập đi lập lại nhiều lần từ  “cảm giác giá trị.” Cảm giác giá trị là một món hàng gì đó người nhận cảm thấy giá trị, nhưng với người cho thì không tốn kém, hoặc tốn kém rất ít.
Thí dụ bạn cảm thấy những lời khuyên của tôi trong website này là giá trị, còn với tôi thì chỉ mất một buổi tối xem phim bộ với vợ. Không phải thời gian của tôi là không có giá trị, nhưng cái giá mà tôi phải trả để gởi đến bạn các thông tin này thì rất thấp so với giá trị mà bạn nhận được.
Còn về phần bạn, bạn sẽ gởi gì đến cho khách hàng để họ cảm thấy giá trị mà bạn chẳng tốn kém gì?
Một trong các cách tôi thường dùng là kể rõ với khách các việc bạn “phải làm.” Bạn phải làm vì đó là yêu cầu của “state board”, bạn phải làm là vì bạn không thể làm thiếu bước đó.
Đối với khách hàng, họ làm gì mà biết hết các bước bạn phải làm. Bạn phải làm do bắt buộc của “State Board.”, hoặc bạn phải như thế thì mới có thể ra được móng.
Thí dụ: State board buộc bạn phải tẩy trùng đồ nghề trước khi làm cho khách. Bạn cứ tẩy trùng đồ nghề như State Board yêu cầu. Khách hàng nhìn thấy bạn tẩy trùng đồ nghề, nhưng họ chẳng biết đến giá trị của nó. Họ cứ thấy đó là việc làm hiển nhiên, và bạn cũng biết đó là việc bạn phải làm. Rồi người làm và người nhận không ai biết đến giá trị của nó, nên không ai nhắc đến.
NO, NO No! Bạn phải nhắc đến, bạn phải nói với khách hàng rằng bạn chăm lo cho sức khỏe của khách, an toàn của khách hàng là quan tâm hàng đầu của bạn. Bạn tẩy trùng đồ nghề là bạn muốn  đảm bảo khách của bạn sẽ không bị lây nhiễm bệnh.
Oh wow! Giá trị quá, quí hóa quá! Có mấy tiệm nails mà lo cho sức khỏe của khách hàng như tiệm của bạn. Khách hàng cảm thấy rất giá trị, nhưng đối với bạn thì chẳng tốn thêm một xu nào.
Đó là bạn đã tạo ra “CẢM GIÁC GIÁ TRỊ”. Chúng tôi còn rất nhiều “cảm giác giá trị” để chia sẻ với bạn vào dịp khác.
Khi giá trị của bạn càng cao, khách hàng càng yêu bạn hơn, nhất là khi giá trị thì lên rất cao, nhưng giá thành thì lên “tí tí”
Khi bạn nâng cao “cảm giác giá trị” của bạn lên  đến $100 cho một bộ nails, rồi bạn giảm giá cho khách hàng 50%. Tôi bảo đảm dù một bộ móng của bạn có giá là $50, thì khách hàng vẫn đến tiệm bạn để làm vì khách hàng cảm thấy giá trị của nó cao hơn $50. “It’s a good deal”. Không ai trong chúng ta thích dùng đồ “cheap”, nhưng chúng ta rất thích “Good Deal.”
Now! Tôi khuyến khích bạn, tôi thách thức bạn, tôi động viên bạn, tôi khuyên bạn, tôi năn nỉ bạn, bạn hãy ngồi xuống nhìn xem tỉ mỉ các việc bạn phải làm để nâng cao giá trị của bạn với khách hàng.
Tuần sau tôi sẽ gởi đến bạn bài học hai của Tiếp Thị Tiệm Nails: “Uy Lực Của Cho Không, Biếu Không”

http://www.nhosbs.com/build-khach/buoc-mot-tiep-thi-tiem-nails/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét